Phương pháp xử lý bụi bằng phương pháp ướt sử dụng nước hoặc dung dịch đặc biệt để loại bỏ bụi bẩn từ không khí; giúp làm sạch không khí và giảm thiểu tác động tiêu cực của bụi đối với các hoạt động công nghiệp và đời sống hàng ngày. Cùng Vimax tìm hiểu về phương pháp xử lý bụi ướt qua bài viết dưới đây nhé!
1. Xử lý bụi bằng phương pháp ướt là gì?
Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý bằng phương pháp ướt là đưa luồng khí cần xử lý tiếp xúc với chất lỏng (chủ yếu là nước). Khi tiếp xúc với bước, bụi sẽ bị giữ lại, các hạt bụi dính nước nặng hơn tách ra khỏi dòng khí dưới dạng bùn.
Phương pháp xử lý bụi ướt là phương pháp đơn giản, dễ vận hành mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó việc sử dụng phương pháp xử lý khí thái khác nhau theo môi trường, nồng độ bụi bẩn, khí thải, kích thước hạt bụi lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp.
2. Ưu điểm và nhược điểm khi xử lý bụi bằng phương áp ướt
Mỗi phương pháp xử lý bụi đều có những ưu và nhược điểm phù hợp với các loại bụi khác nhau. Phương pháp ướt cũng có ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
| Tuy nhiên hệ thống hút lọc bụi bằng phương pháp ướt có một vài những nhược điểm sau:
|
Ứng dụng hệ thống lọc bụi bằng phương pháp ướt
Hệ thống lọc bụi bằng phương pháp ướt có khả năng lọc được bụi mịn cao kết hợp việc lọc và xử lý bụi độc như SO2, NOx. Cùng với đó hệ thống giúp làm nguội khí thải hoặc giảm nhiệt độ khí thải trước khi đưa ra môi trường. Hệ thống có nhiều những ứng dụng trong lĩnh vực như:
- Xử lý bụi, khí tại trạm xử lý khí thải
- Xử lý khí tại lò nung, lò đúc, lò hơi
- Xử lý khí thải tại các nhà máy pha chế hóa học
- Xử lý khí thải Clo bị rò rỉ
- Xử lý hơi axit các dây chuyền tẩy rửa xi mạ, sơn tĩnh, luyện kim,…
3. Nguyên lý hoạt động của phương pháp xử lý bụi ướt
Nguyên liệu rỗng tưới nước, dòng khí dẫn từ dưới lên và đi xuyên qua lớp nguyên liệu xảy ra sự tiếp xúc giữa dòng khí thải có chứa bụi và bề mặt tưới nước của vật liệu rỗng. Các thành phần bụi được giữ lại trên bề mặt vật liệu sau đó sẽ rửa trôi và thải ra ngoài dưới dạng bùn cặn. Bụi mịn được xử lý sạch thường có sự kết hợp giữa lọc bụi và khử khí độc hại nếu có.
Nhằm tạo thành hệ thống xử lý ướt cần sử dụng thiết bị dưới đây:
3.1 Thùng rửa khí rỗng hoặc buồng phun
- Nguyên lý hoạt động: Nước được phun từ trên xuống, dòng khí dẫn từ dưới lên hoặc có thể phun nước ở bốn phía dòng khí sẽ được dẫn đi ngang. Dòng khí sạch trước khi đưa ra ngoài cần đi qua các thiết bị tách sương giúp tách hạt nước bị cuốn theo dòng khí. Khi tiếp xúc giữa dòng khí thải mang theo bụi, các giọt nước, hạt bụi sẽ giữ lại và đưa ra ngoài dạng cặn bùn.
- Phạm vi sử dụng: Vận tốc dòng vào là 0.6 – 1.2 m/s với kích thước thiết bị lớn, sử dụng để lọc bụi thô trong khí thải và làm nguội khí thải sử dụng như 1 cấp lọc để giảm nồng độ bụi ban đầu đi qua hệ lọc tĩnh.
3.2 Tháp rửa khí
- Tháp rửa khí gồm 1 thùng hình trụ bên trong có các cánh đồng tâm giúp phân phối khí đều xung quanh hộp.
- Nước sẽ cấp vào chóp hộp thứ 2 và chảy xuôi tạo thành màng mỏng bao quanh hộp để rửa không khí xuyên qua.
- Nước tiếp tục rơi xuống hộp tiếp theo và tương tự tạo ra màng nước quanh hộp.
- Số chóp hộp cần thiết sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu làm sạch và nồng độ bụi cần xử lý.
- Hệ thống có số hộp cao thì sức cản khí động càng lớn.
3.4 Thiết bị rửa khí trần
- Thiết bị rửa khí trần có hình dạng tháp đứng được thiết kế dạng trụ trong đó có sự tiếp xúc giữa khí và các giọt chất lỏng tạo ra; bởi các vòi phun nước dựa theo hướng chuyền động của khí và lỏng, tháp trần chia thành các loại ngược chiều tưới ngang hoặc ngược chiều.
- Tháp trần đạt hiệu quả xử lý cao với các hạt bụi có kích thước từ 10μm và hiệu quả kém với kích thước < 5μm. Vận tốc của dòng khí trong thiết bị rơi vào khoảng 0.6 – 1.2m/s với các thiết bị không có bộ tách giọt.
- Thiết bị có bộ tách giọt giao động từ 5 – 8 m/s. Không quá 250N/m2 đối với trở lực tháp trần không có bộ tách giọt và lưới phân phối khí.
3.5 Thiết bị rửa khí đệm
- Thiết bị rửa khí đệm là tháp với lớp đêm được sắp xếp theo trật tự xác định hoặc được đổ đống dùng để thu hồi bụi dễ dính ướt nhưng có nồng độ không cao.
- Khi kết hợp với quá trình hấp thụ do lớp đệm hoặc bị bịt kín nên loại thiết bị này ít được sử dụng.
- Trên thực tế có thể sử dụng tháp ngược chiều hoặc dùng thiết bị rửa khí với sự tưới ngang.
3.6 Thiết bị sủi bọt
- Thiết bị sủi bọt được dùng phổ biến là đĩa chảy qua và đĩa chảy sụt. Đĩa chảy sụt có thể là đĩa rảnh, đĩa lỗ.
- Bụi được thu hồi ở lớp bọt được hình thành do tương tác của chất lỏng và chất khí. Quá trình thu hồi bụi trong thiế bị sủi bọt diễn ra theo giai đoạn:
- Do dòng khí thay đổi, chuyển hướng hoạt động khi đi qua đĩa, bụi được thu hồi qua không gian dưới lưới bởi lực quán tính.
- Bụi lắng từ các tia khí, tia này có kích thước nhỏ 2 μm sẽ không thể thu hồi hoàn toàn.
3.7 Thiết bị rửa khí va đập quán tính
- Sự tiếp xúc của dòng khí với nước chịu được tác động của va đập dòng khí trên bề mặt chất lỏng do sự thay đổi đột ngột dòng khí.
- Kết quả sự va đập này là các giọt lỏng đường kính 300-400mm tạo thành và gia tăng quá trình bụi lắng.
- Thiết bị dạng này cần được cố định. Sự thay đổi nhỏ của mực nước làm cho hiệu quả thu bụi giảm hoặc tăng trở lực thiết bị.
- Bụi khi va đập quán tính lên đến 99.5% các hạt bụi có kích thước 3μm.
3.8 Thiết bị rửa khí ly tâm
- Thiết bị rửa khí ly tâm cho phép thu hồi bụi dưới 2 lực tác động là lực quán tính và lực ly tâm, các thiết bị được ứng dụng trong thực tế gồm 2 dạng:
- Thiết bị dòng xoáy thực hiện nhờ cánh quạt quay tại trung tâm
- Thiết bị ống khí vào theo phương tiếp tuyến, nước rửa khí chảy qua vòi phun tại trung tâm và chảy thành màng trên thiết bị.
- Hiệu quả thu hồi bụi đạt 90% đối với các loại bụi có kích thước 2 – 5μm.
3.9 Thiết bị rửa khí Venturi
- Các hạt bụi có kích thước nhỏ từ 1-2μm hoặc kích thước nhỏ hơn cần sử dụng thiết bị khí vận tốc cao.
- Dòng khí chuyển động với vận tốc cao có thể đập vỡ nước thành các hạt nhỏ, độ xoáy rối cao của dòng khí và vận tốc giữa bụi và giọt lỏng lớn giúp thúc đẩy quá trình lắng bụi.
- Thiết bị dễ bị tắc khi bụi bám dày trên khâu đệm, sử dụng nhiều khi dùng lọc bụi thấm ướt tốt và trong trường hợp lọc bụi, làm nguội và hấp thụ khí.
Xem thêm: Thiết bị lọc bụi venturi là gì? Vai trò của thiết bị Venturi
4. Các hệ thống xử lý bụi bằng phương pháp ướt
Hệ thống xử lý bụi bằng phương pháp ướt được ứng dụng nhiều trong hệ thống hút lọc bụi và xử lý khí thải. Các hệ thống xử lý bụi có thể ứng dụng phương pháp ướt như:
4.1 Hệ thống hút lọc bụi gỗ
- Bụi gỗ được phát sinh nhiều tại các xưởng gỗ, nhà máy chế biến gỗ. Hệ thống hút bụi gỗ dùng để gom các hạt bụi gỗ, mùn cưa, dăm bào phát sinh.
- Nếu không có hệ thống xử lý bụi tại các xưởng gỗ gây tình trạng ô nhiễm cao và ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.
4.2 Hệ thống hút bụi ngành xây dựng
- Ngành xây dựng có phát sinh nhiều bụi mịn, hệ thống xử lý bụi bằng phương pháp ướt có thể mang đến hiệu suất lọc lên đến 99.5%.
- Hệ thống này được thiết kế linh hoạt với hiệu suất cao, bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản.
4.3 Hệ thống hút bụi ngành cơ khí
- Trong ngành cơ khí cần sử dụng hệ thống hút lọc bụi để hút bụi kim loại phát sinh trong quá trình làm việc.
- Loại bụi này cần có phương pháp ướt để xử lý.
Kết luận
Phương pháp xử lý bụi bằng phương pháp ướt là một trong những giải pháp hiệu quả và phổ biến để loại bỏ bụi trong không khí. Bằng cách cho dòng khí chứa bụi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng, các hạt bụi sẽ bị giữ lại và tách ra khỏi dòng khí. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như hiệu quả cao, khả năng loại bỏ nhiều loại bụi, làm giảm nhiệt độ khí thải và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đi kèm với một số hạn chế như tiêu tốn nhiều nước, sinh ra bùn thải và chi phí vận hành cao.. Nếu bạn đang có nhu cầu cung cấp, lắp đặt, sản xuất hệ thống xử lý bụi, vui lòng hãy liên hệ Hotline: 0976578989 để được tư vấn hỗ trợ nhé.