Trong quá trình sản xuất, đặc biệt là các ngành công nghiệp sử dụng bột mịn, nguy cơ xảy ra nổ bụi luôn hiện hữu. Khi các hạt bụi mịn phân tán trong không khí đạt đến một nồng độ nhất định và gặp nguồn nhiệt, chúng có thể gây ra vụ nổ với sức công phá lớn. Vụ nổ bụi không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn đe dọa đến tính mạng con người. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng ta cùng tìm hiểu về nổ bụi và các yếu tố gây ra cháy nổ do bụi công nghiệp.
1. Vụ nổ bụi là gì?
Nổ bụi là một hiện tượng nguy hiểm xảy ra khi các hạt bụi mịn, dễ cháy lơ lửng trong không khí đạt đến một nồng độ nhất định và tiếp xúc với nguồn nhiệt. Khi đó, một phản ứng cháy nổ diễn ra cực kỳ nhanh, tạo ra sóng xung kích mạnh mẽ, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Cơ chế xảy ra nổ bụi
Để xảy ra nổ bụi, cần hội tụ đủ 5 yếu tố sau:
- Nguồn nhiên liệu: Các hạt bụi mịn dễ cháy như bột gỗ, bột kim loại, bột thực phẩm…
- Nguồn oxy: Oxy trong không khí cung cấp cho quá trình cháy.
- Nguồn nhiệt: Tia lửa điện, nhiệt độ cao từ thiết bị, ma sát…
- Nồng độ bụi: Bụi phải đạt đến một nồng độ nhất định trong không khí.
- Không gian kín: Không gian hạn chế giúp tập trung bụi và nhiệt, tăng khả năng xảy ra nổ.
Các vụ nổ bụi được hình thành khi nồng độ cao các hạt bụi dễ cháy bắt lửa nhanh chóng bên trong một không gian kín. Những hạt mịn này có thể bắt lửa khi tiếp xúc với tia lửa điện, than hồng kim loại, tàn thuốc hoặc nguồn đánh lửa khác. Quá trình cháy do bụi này sẽ nhanh chống lan rộng và tạo ra một áp suất không khí cao. Khi đó nó sẽ bùng nổ ra khỏi không gian kín của nó, nó có thể sẽ phát tán hoặc khuấy động bụi dễ cháy ở những nơi khác trong cơ sở
Bụi kết hợp với oxy, khiến vụ nổ lớn hơn và có khả năng gây ra vụ nổ bụi lần thứ hai – hoặc thậm chí vài vụ
Các vụ cháy nổ nghiêm trọng
Những báo cáo về cháy nổ do bụi công nghiệp ở Hoa Kì từ năm 1956-1990 bao gồm các thông tin chi tiết về 75 vụ nổ nghiêm trọng nhất trong số 1125 báo cáo được ghi lại. Điển hình là vụ cháy nổ do bụi công nghiệp được xác định tại một xưởng đúc ở Massachusetts vào tháng 2 năm 1999 (làm 3 người chết, 9 người bị thương nặng). Sau đó là vụ cháy nổ ở công viên nước tại Đài Loan (làm hơn 500 người bị thương). Gần đây nhất là vụ cháy lớn ngày 28/8 tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông ở phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Thông thường chúng ta chỉ quan tâm đến sự cháy nổ của chất khí hay lỏng mà quên đi sự cháy nổ của chất rắn. Nhưng khi cháy thì vật rắn sẽ gây ra sức cháy mãnh liệt và gây thiệt hại đáng kể hơn. Những hiện tượng cháy nổ do các hạt bụi gây ra thường mãnh liệt hơn so với các chất gây cháy khác.
2. Các yếu tố giúp bụi công nghiệp dễ cháy
- Bụi rất dễ bắt lửa, dễ cháy.
- Nguồn nhiệt phát sinh lớn.
- Hiện tượng tích tụ đám mây bụi khổng lồ.
- Lượng oxy trong không khí vừa đủ để gây cháy.
- Phát tán của các hạt bụi đủ lớn và tập trung một chỗ.
- Từ một đám cháy thành một vụ cháy nổ do bụi bắt lửa.
Vị trí thường xảy cháy nổ
Do nồng độ và số lượng bụi phân tán trong không khí tăng lên, một không gian kín hoặc bán kính có nhiều bụi (như một ống dẫn thông khí, ống dẫn, các khu vực buồng kín,…) sẽ là vị trí có nguy cơ xảy ra cháy nổ.
3. Một số giải pháp được áp dụng
- Kiểm tra nồng độ bụi bên trong phòng.
- Các thiết bị điện cần được thiết kế an toàn, tránh phát sinh tia lửa điện.
- Cần phải kiểm tra định kì các thiết bị, máy móc.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn.
- Lắp đặt hệ thống hút bụi công nghiệp làm sạch, cung cấp khí tươi cho phòng làm việc.
4. Quy trình công nghiệp nào thường tạo ra bụi dễ cháy?
- Một số ví dụ về các quy trình công nghiệp thường tạo ra bụi dễ cháy:
- Nghiền, cắt, mài, phay, đánh bóng và cưa.
- In 3D bằng cách sử dụng bột cũng có thể tạo ra bụi dễ cháy,…
Bụi dễ cháy là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp và môi trường làm việc. Bụi có thể tập trung ở những nơi dễ thấy, nhưng cũng có thể ở những nơi mà chúng có thể không dễ dàng phát hiện ra
Các ngành công nghiệp dễ xảy ra cháy nổ bởi bụi công nghiệp thường thấy là:
- Xưởng chế biến gỗ, nhà xưởng chà nhám, xưởng mộc
- Xưởng ép mùn cưa, đánh bóng
- Nhà máy sản xuất kim loại, bụi khói hàn…
- Sản xuất và lưu trữ kim loại như Al và Mg
- Nhà máy hóa chất
- Nhà máy nhựa
- Sản xuất tinh bột hoặc kẹo
- Nhà máy đường, ca cao
- Sản xuất thuốc
- Kệ, ngóc ngách, thùng, bên trong thiết bị và trên trần giả trong tất cả các cơ sở sản xuất
Kết luận
Nổ bụi không chỉ gây ra thiệt hại về vật chất mà còn đe dọa đến tính mạng con người. Để ngăn chặn những vụ nổ bụi đáng tiếc xảy ra, mỗi cá nhân và doanh nghiệp cần nâng cao ý thức về vấn đề này. Việc tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, đầu tư vào hệ thống phòng ngừa và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị là những giải pháp cần thiết. Vui long liên hệ Vimax qua Hotline: 0976578989 để được tư vấn lắp đặt hệ thống hút lọc bụi công nghiệp!