Trang chủ > TIN TỨC > TIN TỨC CHUYÊN NGÀNH > Dây curoa quạt công nghiệp là gì? Hướng dẫn thay dây curoa quạt công nghiệp

Dây curoa quạt công nghiệp là gì? Hướng dẫn thay dây curoa quạt công nghiệp

Dây curoa là gì? Dây Curoa còn gọi là dây đai, là phụ kiện được sử dụng phổ biến cho các máy móc, thiết bị công nghiệp. Nó là một vòng dây bằng vật liệu dẻo (thường là cao su) được sử dụng để truyền động cơ học giữa hai hoặc nhiều trục quay. Để đảm bảo hiệu suất hoạt động, nên thay dây curoa định kỳ. Vậy khi nào nên thay dây curoa quạt công nghiệp? Bài viết dưới đây, Vimax giới thiệu bạn về dây curoa công nghiệp và thời gian thay dây. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Dây curoa quạt công nghiệp là gì?

nhung-dieu-co-ban-ve-day-curoa-cong-nghiep

Dây curoa quạt công nghiệp

Dây curoa là dây sử dụng để kết nối và truyền năng lượng cho các bánh răng, thiết bị, hệ thống máy móc,…dây được liên kết giữa các động cơ giúp chúng vận hành hiệu quả. Dây curoa có thể chịu được ma sát lớn, nhiệt độ cao, độ co dãn tốt. Tuy nhiên sau quá trình hoạt động, dây curoa cần được thay để đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt.

 

2. Cấu tạo cơ bản của dây curoa

cau-tao-day-curoa

Cấu tạo dây Curoa

Dây curoa gồm 2 phần chính

Phần bố dây

  • Phần bố dây là chức năng kéo dãn dây giúp chống chịu nhiệt và có thể chịu lực kéo. Dây curoa bền hay không bền phụ thuộc vào phần bố dây.
  • Phần bố dây giúp dây curoa không thay đổi chiều dài, độ co giãn trong thời gian sử dụng giúp giảm tải nhiệt cho dây, không sinh ra nhiệt độ cao khi có sự ma sát giúp dây được bền hơn, hoạt động tốt hơn trong mọi môi trường.

Phần cao su

  • Cao su là thành phần cấu tạo chính của dây curoa, độ bên dây phụ thuộc vào chất liệu cao su.
  • Loại cao su tốt giúp dây bền hơn đảm bảo độ tuổi cao hơn, chuyển động trọng tải lớn hơn.

 

3. Ưu và nhược điểm của dây curoa

Sử dụng dây curoa có nhiều ưu và nhược điểm như:

Ưu điểmNhược điểm
  • Giúp động cơ hoạt động êm ái, hạn chế việc tạo ra tiếng ồn và có khả năng chịu sốc.
  • Dễ thay đổi định kỳ sau thời gian sử dụng, giá thành dây curoa rẻ, thay thế dễ dàng.
  • Ít tạo ra tiếng ồn và chịu sốc.
  • Dây curoa không cần bảo dưỡng.
  • Dây curoa bị hao mòn trong quá trình sử dụng do vậy cần thay thế mới sau thời gian hoạt động.
  • Giảm một phần tỉ lệ truyền động và hiệu suất máy móc, thiết bị.
  • Dễ gây tổn hại nếu chất lượng puli kém
  • Có cường độ làm việc trung bình.

4. Phân loại dây curoa phổ biến

Tùy theo máy móc, thiết bị sử dụng dây curoa sao cho phù hợp. Dưới đây là các loại dây curoa phổ biến gồm:

4.1 Dây curoa thang (V Belt)

day-curoa-thang-v-belt-07

Dây curoa thang belt

Có 3 dạng dây curoa V belt phổ biến là curoa đai V gồm 3 loại:

  • Multiple V-belt: là dây cổ điển có các bản A-B-C-D-E với đa dạng kích thước tiết diện.
  • Narrow V-belt: dây curoa thang có độ hẹp dày hơn dây đai cổ điển gồm các loại như: SPZ, SPA, SPB hay SPC.
  • Siêu dây curoa thang: dây curo loại này có cấu trúc khác biệt so với 2 loại dây đai giúp tối ưu hóa độ chịu tải của dây gồm 3 loại cơ bản là 3V, 5V và 8V.

4.2 Dây curoa răng (Timing Belt)

day-curoa-rang

Dây curoa răng

Dây được chia thành nhiều loại khác nhau sử dụng chung cho các mục đích:

  • Dây curoa răng vuông 1 mặt: Mỗi loại khác nhau sẽ có bước răng, kích thước khác nhau như MXL, XL, L, XH, XXH.
  • Dây curoa răng tròn 1 mặt: S2M, S5M, S8M, S14M, S20M… chuyển động êm hơn dây curoa răng vuông.
  • Dây curoa 2 mặt răng: Dây răng vuông và dây răng tròn 2 mặt răng sử dụng cho các chuyển động đặc biệt chuyên dụng hơn.

4.3 Dây curoa dẹt (Flat belt)

phan-loai-day-curoa

Dây curoa dẹt

Dây curoa dẹt alf dây có rãnh dọc với 3 loại chính PJ, PK, PL. Thường dây này sử dụng cho máy móc, công suất truyền động lớn và hiệu suất hoạt động liên tục, có độ biến thiên cao về công suất, tốc độ.

 

5. Ứng dụng dây curoa

Dây curoa được ứng dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị máy móc trong cuộc sống. Dưới đây là các ứng dụng dây curoa:

5.1 Ứng dụng trong vận tải

Trong việc vận hành máy móc, thiết bị dây curoa sử dụng cho bộ phần truyền động như các phương tiện giao thông là ô tô, xe ga,…

5.2 Trong công nghiệp

  • Trong ngành công nghiệp dây curoa sử dụng cho máy móc công nghiệp có thể truyền động gián tiếp. Một trong những thiết bị phổ biến trong các loại quạt hút công nghiệp tuyền động gián tiếp.
  • Ví dụ như dòng quạt ly tâm truyền động gián tiếp dây curoa nhờ dây curoa truyền động năng từ động cơ đến cạnh tạo ra truyền động cánh sinh ra lưu lượng gió.
  • Nhờ việc sử dụng dây curoa cho truyền động gián tiếp giúp quạt công nghiệp dùng trong điều kiện khắc nghiệt giúp bảo vệ động cơ quạt khỏi những tác động của môi trường, quạt có khả năng hoạt động tốt, nâng cao tuổi thọ.

5.3 Trong nông nghiệp

Nhiều các máy móc nông nghiệp sử dụng dây curoa cho truyền động như máy say gạo, máy bơm nước, máy tuốt lúa…

5.4 Ứng dụng trong đời sống

Dây curoa ứng dụng nhiều trong đời sống là máy giặt, máy xay lúa,…

 

6. Công thức tính dây curoa

Công thức tính chiều dài dây curoa là một công cụ quan trọng giúp bạn xác định chính xác kích thước dây cần thiết cho hệ thống truyền động của mình. Việc tính toán này rất cần thiết khi bạn muốn thay thế dây cũ hoặc thiết kế một hệ thống mới.

Công thức chung

Có nhiều công thức khác nhau để tính chiều dài dây curoa, tùy thuộc vào loại dây và cấu hình của hệ thống. Tuy nhiên, công thức chung thường được sử dụng là:

L = 2C + π(D + d) + (D - d)² / 4C

Trong đó:

  • L: Chiều dài dây curoa (mm)
  • C: Khoảng cách giữa tâm hai puli (mm)
  • D: Đường kính puli lớn (mm)
  • d: Đường kính puli nhỏ (mm)

Lưu ý khi áp dụng công thức

    • Độ chính xác: Công thức trên cung cấp một kết quả xấp xỉ. Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên tham khảo bảng tra cứu kích thước dây curoa của nhà sản xuất.
    • Loại dây: Công thức này thường áp dụng cho dây curoa trơn. Đối với các loại dây khác như dây răng cưa, công thức có thể phức tạp hơn.
    • Điều kiện làm việc: Các yếu tố như độ căng dây, nhiệt độ môi trường, và chất lượng dây curoa cũng ảnh hưởng đến chiều dài thực tế của dây.

7. Khi nào nên thay dây curoa quạt công nghiệp?

Dây curoa hoạt động bền bỉ trong khoảng 6 tháng tùy theo điều kiện môi trường tuy nhiên trung bình 6 tháng cần thay dây 1 lần hoặc trước khi thay bạn cần phải để ý những dấu hiệu dưới đây:

  • Dây curoa có tình trạng sắp đứt
  • Dây curoa bị dãn rộng
  • Các bánh răng trên dây curoa bị bào mòn

Trong những trường hợp trên thì cần phải xử lý sớm để không ảnh hướng đến hoạt động. Nếu dây bị dãn thì cần điều chỉnh lại hoặc dây bị đứt hay bị bảo mòn thì cần phải thay thế. Nên kiểm tra định kỳ quạt công nghiệp trung bình mỗi tháng 1 lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu hỏng hóc của quạt.

Trong quá trình hoạt động, quạt có thể hoạt động bất thường như:

  • Quạt kêu to, rung lắc bất thường
  • Quạt chạy nhưng không mang lại hiệu quả cao
  • Quạt không chạy mặc dù đã cấp, đấu nối nguồn điện

Có thể những nguyên nhân trên gây ra tình trạng vấn đề dây curoa. Như vậy bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu trên để biết có nên thay dây curoa hay không nhé.

 

8. Hướng dẫn thay dây curoa quạt công nghiệp

Trong thời gian hoạt động, vận hành người quản lý có thể tự thay thế dây curoa mà không cần nhờ tới sự giúp đỡ của các đơn vị cung cấp quạt. Nếu bạn chưa tự tin thay Vimax sẽ hướng dẫn bạn tự thay dây curoa nhé.

Bước 1: Chuẩn bị dây thay thế

Bạn có thể tự mua dây theo kích thước, độ dày tương đương với dây hiện tại, trước khi thay cần kiểm tra lại xem dây mới có vấn đề gì không, có đủ điều kiện về chất lượng thay thế không. Hoặc bạn có thể liên hệ đến đơn vị cung cấp để được cấp sản phẩm phù hợp.

Bước 2: Dụng cụ cần chuẩn bị

Nên chuẩn bị tua vít, cờ lê, đai vặn ốc để tháo lắp dễ dàng.

Bước 3: Ngắt nguồn điện và tháo vỏ quạt

Ngắt nguồn điện trước khi thay, cần kiểm tra lại kỹ đảm bảo nguồn điện được ngắt rồi. Sau đó bạn có thể sử dụng các dụng cụ chuyên để tháo đai ốc cố định bên ngoài hộp bảo vệ dây curoa.

Bước 4: Tháo dây curoa cũ, thay thế dây mới

Tháo dây cũ ra khỏi quạt, tiến hành lau bụi bẩn trên bánh răng sau đó thay thế dây curoa mới vào, căn điều chỉnh sao cho khớp. Kiểm tra kỹ trước khi vận hành.

Bước 5: Đóng lại hộp bảo vệ

Đóng lại hộp bảo vệ và thực hiện lắp đai ốc vít vào như ban đầu, kiểm tra thật kỹ khi cắm nguồn điện vào. Sau khi cắm nguồn điện, kiểm tra quạt đã chạy ổn định hay chưa.

 

Kết luận

Trên đây là những thông tin Vimax mang đến cho bạn thông tin về phân loại dây curoa, cấu tạo và phân loại ứng dụng của dây. Hi vọng bài viết mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp việc thay dây đai quạt công nghiệp của bạn trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại chuyên mục tin tức của Vimax.

5/5 - (6 bình chọn)
Tin tức liên quan
huong-dan-chon-quat-cong-nghiep

Hướng dẫn chọn quạt công nghiệp phù hợp với từng không gian

Quạt công nghiệp là giải pháp tối ưu để làm mát và thông gió cho các nhà xưởng, từ quy...
thanh-ly-quat-cong-nghiep-cu

Quạt công nghiệp cũ có nên mua hay không?

Quạt hút công nghiệp đóng vai trò không thể thiếu trong các nhà xưởng hiện đại, góp phần quan trọng...
mua-may-lam-mat-khong-khi

Nên mua máy làm mát không khí hay điều hòa?

Việc lựa chọn giữa máy làm mát không khí và điều hòa phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu và...
he-thong-cooling-pad

Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của hệ thống Cooling Pad

Máy làm mát được xem là giải pháp thay thế kinh tế cho điều hòa. Tấm Cooling Pad, một thành...