Trang chủ > Sản phẩm > LỌC BỤI, LỌC KHÍ > HỆ THỐNG LỌC BỤI > LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN EVM.1-NoA

LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN EVM.1-NoA

Hiện nay có nhiều phương pháp lọc bụi khác nhau, nổi bật trong số đó là phải kể đến phương pháp lọc bụi tĩnh điện. Vimax xin giới thiệu đến quý chủ đầu tư hệ thống lọc bụi tĩnh điện.

1. Thế nào là hệ thống lọc bụi tĩnh điện?

Lọc bụi tĩnh điện là hệ thống dựa trên nguyên lý ion hóa và tách bụi ra khói không khí chúng đi qua vùng có điện trường lớn, giúp loại bỏ các hạt bụi có kích thước nhỏ khói dòng không khí chảy qua buồng lọc.

Đây là một trong những giải pháp tối ưu giúp lọc sạch không khí chưa những tạp chất ô nhiễm do các khu dân cư, khu công nghiệp thải ra.

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc bụi tĩnh điện

Hệ thống lọc bụi tĩnh điện hoạt động theo nguyên lý ion hóa và tách bụi ra khỏi không khí khi chúng đi qua vùng có điện trường lớn. Các hạt bụi nhỏ nhẹ bay lơ lửng trong không khí được đưa qua buồng lọc có các tấm lọc. Trên các tấm lọc được cấp điện áp một chiều từ vài chục đến 100kV để tạo thành điện trường có cường độ lớn.

Khi những hạt bụi đi qua điện trường sẽ bị ion hóa thành các phân tử mang điện tích âm dựa trên nguyên lý từ trường trái dấu hút nhau sẽ di chuyển về phía tấm lọc có điện tích dương bám vào tấm lọc đó.

Bụi được kết dính sẽ được đập, rũ vào mặt các tấm lọc để bụi đã bám dính bong xuống. Đây là việc của động cơ rũ bụi. Sau thời gian cài đặt trước từ hệ thống, cứ tới thời gian cụ thể hệ thống búa gõ sẽ hoạt động vào các điện cực khiến bui rơi xuống. Sau khi rơi xuống thì được hứng tại các phễu ở phần đáy lọc bụi, thông qua xích vận chuyển thu hồi và đẩy phần bụi này ra ngoài.

3. Ưu và nhược điểm của thiết bị lọc bụi tĩnh điện

3.1 Ưu điểm

Hệ thống lọc bụi tĩnh điện đem lại hiệu quả cao loại bỏ lên đến 99% các hạt bụi bay trong không khí.

Loại bỏ được chất khí ô nhiễm khô (bụi mịn, tro, lọc hạt dầu mỡ, khói, hạt xi măng) và các chất ô nhiễm ướt (sơn, dầu, nhựa, axit, khí thải có độ ẩm cao và nhiều loại hạt ô nhiễm khác) một cách hiệu quả.

Hệ thống hoạt động bền bỉ, ổn định, có chi phí vận hành thấp.

3.2 Nhược điểm

  • Chi phí vốn: Giá sản xuất và lắp đặt hệ thống tĩnh điện cao vì vậy nếu khách hàng muốn sở hữu sản phẩm này thì cần phải bỏ ra nguồn vốn lớn.
  • Diện tích lắp đặt lớn: Kích thước lớn nên việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng cần không gian rộng rãi.
  • Không thể nâng cấp và không linh hoạt: Kích thước sản phẩm lớn do vậy chỉ có thể lắp đặt cố định và không di chuyển được, cấu tạo máy khó có thể nâng cấp bên trong.

4. Cấu tạo của hệ thống lọc bụi tĩnh điện

Thiết bị lọc bụi tĩnh điện là một hệ thống tinh vi, gồm ba bộ phận chính. Thân lọc bụi là vỏ ngoài, thường làm bằng thép, chứa không gian bên trong để quá trình lọc diễn ra. Điện cực là trái tim của thiết bị, tạo ra điện trường mạnh để ion hóa hạt bụi. Điện cực bao gồm các tấm kim loại phẳng và dây thép gai, sắp xếp xen kẽ để tăng hiệu quả thu bụi. Động cơ rũ bụi đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch các tấm điện cực. Khi hoạt động, động cơ này sẽ rung lắc các tấm, giúp bụi bám trên đó bong ra và rơi xuống phễu thu gom. Nhờ sự kết hợp hoàn hảo của ba bộ phận này, thiết bị lọc bụi tĩnh điện loại bỏ hiệu quả các hạt bụi có kích thước nhỏ, đảm bảo không khí sạch hơn.

Thông số kỹ thuật

loc-bui-tinh-dien

 

5. Ứng dụng của thiết bị lọc bụi tĩnh điện

  • Sản xuất ván hèm SPC
  • Sản xuất hèm gỗ, hèm nhựa PVC
  • Sản xuất hạt nhựa, bột đá
  • Sản xuất gỗ plywood, ghép thanh, MDF…
  • Sản xuất nội thất
  • Sản xuất linh kiện điện tử
  • Sản xuất kim khí, cơ khí, phi kim
  • Sản xuất xi măng, than quặng
  • Sản xuất linh kiện nhôm

loc-bui-tinh-dien

5/5 - (1 bình chọn)